Theo phong tục cổ truyền, hàng năm cứ vào dịp rằm tháng Giêng âm lịch, Đền Và tổ chức lễ hội đón tiếp những người con quê hương và du khách thập phương tới dâng hương hoa, lễ phẩm tỏ lòng tri ân Đức Thánh Tản Viên. Cứ 3 năm một lần, vào các năm: Tý, Mão, Ngọ, Dậu, Đền Và mở hội chính có nghi lễ rước Đức Thánh Tản qua sông Hồng sang đền Ngự Dội thuộc xã Vĩnh Ninh – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo thông lệ ấy, năm nay Đền Và tổ chức lễ hội chính với 8 làng cùng thờ Đức Thánh Tản tham gia gồm: Vân Gia, Cầu Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trai, Ái Mỗ - thuộc phường Trung Hưng, các làng Phù Sa - phường Viên Sơn, Phú Nhi - phường Phú Thịnh - thị xã Sơn Tây và làng Duy Bình thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đoàn rước rời Đền Và lúc 5h sáng ngày rằm tháng Giêng
Vào giờ Sửu ngày rằm tháng Giêng, các cụ già làng làm lễ phụng nghênh. Gần 3 giờ sáng, cụ thủ từ thực hiện nghi lễ phụng nghênh long ngai Tam vị Đức Thánh Tản ra ngoài kiệu chính. Các thành phần quan trọng như đội tế, hàng đô, đội dâng hương, đội múa rồng, múa lân… tề tựu đông đủ trước nhà tiền tế và trước nghi môn đợi giờ rước Thánh qua sông Hồng. Đúng 5h sáng, đoàn rước kiệu bắt đầu khởi hành trong ánh đền nến lung linh, khói hương huyền ảo với gần ngàn người tham dự. Dẫn đầu đoàn rước là đội múa lân, múa rồng; tiếp đó là đội rước quốc kì, cờ ngũ sắc, đội kiệu quả dâng lễ có kèm theo 7 đội dâng hương của 7 thôn. Trung tâm, trang trọng, uy nghi nhất là 3 kiệu chính: kiệu Văn, kiệu Lồng Mũ và kiệu Ngai. Hộ giá các kiệu chính có đội bát bửu, lộ bộ, đội nhạc, đội tế, đội dâng hương. Các đội có lễ phục riêng, tạo nên những sắc màu đa dạng. Đi sau kiệu Ngai là Ban tổ chức lễ hội và nhân dân địa phương cùng du khách khắp nơi. Đoàn rước rời Đền Và tiến ra phía cầu Cộng vào phố Ngô Quyền, rẽ phố Phùng Hưng, nối sang phố Phó Đức Chính rồi dọc theo phố Lê Lợi ra bến Cảng Sơn Tây, qua sông Hồng sang đền Ngự Dội.
Các gia đình hai bên đường thành tâm sắm lễ dâng Thánh.
Để tỏ long thành kính, nhân dân dọc theo các tuyến phố nhà nào cũng thành tâm sắm lễ, dâng hương trước cửa nhà nghênh đón Đức Thánh.
Quay kiệu tại ngã ba, ngã tư
Mỗi khi kiệu rước qua đàn tế lớn, hoặc các ngã ba, ngã tư đường rộng, được Đức Thánh độ cho sức khoẻ phi thường, hàng đô của từng chiếc kiệu hứng khởi, đồng thanh hô lớn làm hiệu lệnh, tâng kiệu lên cao mấy nhịp và quay tròn mấy vòng. Trong lúc ấy, hoà cùng tiếng hò reo là tiếng trống, tiếng chiêng thúc dồn dập, vang dội làm rạo rực lòng người… Tục truyền rằng những lúc ấy Đức Thánh Tản rất vui mừng, phấn khởi, Người thăng trong giây lát nên kiệu bỗng nhẹ như không trọng lượng.
Đoàn rước tiến vào Trung tâm Thị xã
Đoàn rước rời Đền Và lúc 5h sáng ngày rằm tháng Giêng
Vào giờ Sửu ngày rằm tháng Giêng, các cụ già làng làm lễ phụng nghênh. Gần 3 giờ sáng, cụ thủ từ thực hiện nghi lễ phụng nghênh long ngai Tam vị Đức Thánh Tản ra ngoài kiệu chính. Các thành phần quan trọng như đội tế, hàng đô, đội dâng hương, đội múa rồng, múa lân… tề tựu đông đủ trước nhà tiền tế và trước nghi môn đợi giờ rước Thánh qua sông Hồng. Đúng 5h sáng, đoàn rước kiệu bắt đầu khởi hành trong ánh đền nến lung linh, khói hương huyền ảo với gần ngàn người tham dự. Dẫn đầu đoàn rước là đội múa lân, múa rồng; tiếp đó là đội rước quốc kì, cờ ngũ sắc, đội kiệu quả dâng lễ có kèm theo 7 đội dâng hương của 7 thôn. Trung tâm, trang trọng, uy nghi nhất là 3 kiệu chính: kiệu Văn, kiệu Lồng Mũ và kiệu Ngai. Hộ giá các kiệu chính có đội bát bửu, lộ bộ, đội nhạc, đội tế, đội dâng hương. Các đội có lễ phục riêng, tạo nên những sắc màu đa dạng. Đi sau kiệu Ngai là Ban tổ chức lễ hội và nhân dân địa phương cùng du khách khắp nơi. Đoàn rước rời Đền Và tiến ra phía cầu Cộng vào phố Ngô Quyền, rẽ phố Phùng Hưng, nối sang phố Phó Đức Chính rồi dọc theo phố Lê Lợi ra bến Cảng Sơn Tây, qua sông Hồng sang đền Ngự Dội.
Các gia đình hai bên đường thành tâm sắm lễ dâng Thánh.
Để tỏ long thành kính, nhân dân dọc theo các tuyến phố nhà nào cũng thành tâm sắm lễ, dâng hương trước cửa nhà nghênh đón Đức Thánh.
Đàn lễ khu phố Phan Chu Trinh - phường Ngô Quyền
Tại các điểm giao cắt giữa các tuyến phố, trước cửa đình, cửa đền, cửa chùa đoàn rước đi qua đều lập đàn tế lớn, trang hoàng lộng lẫy, trang trọng, uy nghi để vừa cầu xin Đức Thánh ban phước lộc vừa lễ tạ tri ân Người. Già, trẻ, gái, trai, nhất là những trẻ biếng ăn, chậm lớn, người già yếu, bệnh tật từ các gia đình hai bên phố đua nhau chui ngang qua gầm kiệu vài lần để cầu Thánh ban cho sức khoẻ. Tục chui kiệu trở thành một nét độc đáo trong lễ rước Thánh Tản Viên. Quay kiệu tại ngã ba, ngã tư
Mỗi khi kiệu rước qua đàn tế lớn, hoặc các ngã ba, ngã tư đường rộng, được Đức Thánh độ cho sức khoẻ phi thường, hàng đô của từng chiếc kiệu hứng khởi, đồng thanh hô lớn làm hiệu lệnh, tâng kiệu lên cao mấy nhịp và quay tròn mấy vòng. Trong lúc ấy, hoà cùng tiếng hò reo là tiếng trống, tiếng chiêng thúc dồn dập, vang dội làm rạo rực lòng người… Tục truyền rằng những lúc ấy Đức Thánh Tản rất vui mừng, phấn khởi, Người thăng trong giây lát nên kiệu bỗng nhẹ như không trọng lượng.
Đoàn rước tiến vào Trung tâm Thị xã
Đoàn rước không chỉ là sự tái diễn về một cuộc hành trình cứu dân, độ thế đầy vẻ huyền thoại của Đức Thánh Tản từ Đền Và qua sông Hồng sang làng Duy Bình thuộc xã Vĩnh Ninh - Vĩnh Phúc. Đây thực sự là sản phẩm giàu trí tưởng tượng sáng tạo, tổng hợp hình ảnh những chuyến du ngoạn, thưởng lãm cảnh trí thiên nhiên, giúp dân trị thuỷ, trừ giặc của Đức Thánh Tản. Ta nghe trong âm thanh rền vang, náo nức của đoàn rước có niềm vui, niềm hào hứng của những cuộc du ngoạn; có cả âm hưởng hào sảng của những lần Sơn Tinh xuất quân và không khí phấn chấn, rạo rực của tiệc mừng chiến thắng sau mỗi cuộc chinh phục thiên nhiên, đuổi giặc giữ nước
Đoàn rước trên sông Hồng
Sau hơn 5 tiếng đồng hồ, đoàn rước mới qua khoảng 4km, tập kết tại bến cảng bên bờ hữu sông Hồng. Đến lúc này đoàn rước không chỉ là ngàn người mà là vài ngàn người. Bến cảng sông Hồng lớn nhất của thị xã Sơn Tây lúc này trở nên nhỏ hẹp với lượng người lớn như thế. Dưới sông không phải là những thuyền nan nhỏ của dân vạn chài ghép lại thành phà để đoàn rước qua sông như thuở xa xưa mà là những tàu lớn trọng tải từ 200 đến trên 300 tấn. Ngoài ra còn một số tàu, ca nô nhỏ dành cho phóng viên báo chí, truyền hình và công an tác nghiệp, cứu hộ. Tất cả đều được trang hoàng rực rỡ, sáng bừng cả một vùng sông nước. Quốc kì và cờ ngũ sắc cắm dày trên bờ sông, chăng ngang dọc trên tàu phần phật bay theo hướng gió thổi về bờ tả sông Hồng, nơi cũng có hàng ngàn người dân xã Vĩnh Ninh đang chờ đón rước Thánh về đền Ngự Giội. Những giờ sôi động tạm ngưng lại dành cho những phút trầm lắng, thiêng liêng làm lễ Độ Hà, cầu cho thuỷ thần phù đoàn rước qua sông suôn sẻ. Đoàn rước chuyển từ hàng dài thành nhiều đám xung quanh 3 chiếc kiệu chính, tràn cả xuống triền sông. Tất cả mọi người đều im lặng, thành kính, hướng tâm hành lễ…
Lễ xong không khí náo nhiệt trở lại, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng vỗ tay, tiếng hò reo hợp lại vang rền bến cảng khi đoàn rước di chuyển xuống tàu. Những chiếc tàu nối đuôi nhau thành hàng dài men theo bờ hữu chạy ngược dòng về hướng Tây khoảng 1km thì quay trở lại xuôi dòng. Qua khỏi bến bờ tả một quãng rồi mới ngược lên cặp bờ. Lộ trình rước Thánh trên sông đã hướng mũi tàu đủ 4 phương: Đông - Tây - Nam - Bắc. Sang đến bờ sông, Tam vị Đức ThánhTản được rước vào đền Ngự Dội cùng sự nghênh đón của nhân dân xã Vĩnh Ninh, đoàn rước nối dài từ bến sông vào tận cửa Đền. Tại đây, đã tiếp diễn những nghi lễ truyền thống, đó là lễ Mộc Dục và lễ Tiến Đốn.
Quay kiệu tại đền Ngự Dội
Tương truyền đền Ngự Dội là ngôi đền gắn liền với sự tích đậm màu huyền thoại: Một ngày kia, Đức Tản Viên Sơn đem đại binh rời non Tản vượt sông Hồng đi độ thế giúp dân và ngự lại trên cánh bãi Duy Bình. Thấy nơi đây trời đất giao hoà, đức ngài truyền sai hai thôn nữ đang cắt cỏ ven sông gánh nước dâng lên để đức ngài giội tẩy bụi trường chinh. Vâng mệnh Đức Ngài nhưng cả hai thôn nữ cùng lo sợ vì họ chỉ có đôi sọt tre, làm sao gánh được nước? Biết vậy, Đức Ngài truyền: Cứ vợi nước đi, khắc được nước. Thật lạ lùng, đôi sọt tre dân đã ấy gánh được nước sông Hồng, không trào một giọt, không sánh một li. Hai thôn nữ biết vị tướng oai phong, lẫm liệt trước mặt mình là Đức Tản Viên Sơn có phép nhiệm mầu. Tin ấy loan truyền khắp dân làng Duy Bình, mọi người tưng bừng kéo nhau ra dâng lễ. Đức ngài cho phép dâng lễ sống để kịp giờ quân trẩy. Ngày đó nhằm vào rằm tháng Giêng năm Tý, nhân dân lập đền thờ Đức Ngài và lấy tên đền Ngự Dội với hàm ý Đức Thánh Tản đã ngự và tắm giội tại đây.
Lễ Tiến Đốn tại đền Ngự Dội
Lễ Mộc Dục và lễ Tiến Đốn nhằm diễn lại sự tích ấy một cách ước lệ, tượng trưng theo góc nhìn tín ngưỡng dân gian truyền thống. Để cử hành lễ Mộc Dục, vào giờ Mùi ngày 14 tháng Giêng, dân làng Duy Bình đã rước kiệu từ đền Ngự Dội ra sông Hồng để thu thuỷ giữa dòng thanh khiết, đựng vào choé rước về Đền. Lễ Tiến Đốn là một cậu Lợn sống, được mổ sạch sẽ, để lại chòm lông gáy, mỡ chài phủ kín và cơi trầu không vào vôi để dâng lên Đức Ngài. Lễ được sửa đúng như ngày xưa vội vã cho kịp giờ quân trẩy. Cũng như tại Đền Và, không khí lễ hội tại đền Ngự Dội thuộc xã Vĩnh Ninh - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc cũng tưng bừng náo nhiệt, hương trầm ngào ngạt, trống hội âm vang, nhạc sênh tiền uyển chuyển.
Nghi lễ vừa xong thì ngọn cờ thần trước cửa đền Ngự Dội phất đuôi báo hiệu gió đã đổi hướng về phương Nam, thời khắc hồi kiệu đã điểm, đoàn rước liền khởi kiệu ngược lộ trình đã đi, trở về làm lễ yên vị Đức Thánh Tản tại Đền Và ngay chiều ngày Rằm.
Theo phong tục cổ truyền, ngày 16 tháng Giêng tế chính tại Đền Và. Ngày 17 tế tạ, kết thúc lễ hội. Trong thời gian 3 ngày lễ hội, có nhiều trò chơi dân gian và chương trình văn nghệ diễn ra tại Đền Và.
Đến với Đền Và, ta như được trở về với cội nguồn tiên tổ, cội nguồn văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, bản sắc xứ Đoài, ta đồng cảm, sẻ chia với khát vọng chinh phục, cải tạo thiên nhiên của ông cha; ta gặp ở đó những tập tục cổ, những quan hệ cộng đồng làng xã thấu tình đẹp nghĩa để thấy lòng mình thanh thản, trong sáng hơn, để trân trọng những giá trị văn hoá tốt đẹp của người xưa mà sống tốt hơn trong nếp sống cộng đồng hôm nay./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét