Giang Văn Minh người thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Thám hoa(1) khoá Mậu Thìn, đời Vua Lê Thần Tông năm 1628. Ông là người học rộng, tài cao, là nhà ngoại giao uyên bác, khảng khái, dũng cảm.
Năm 1637, Vua Lê cử Thám hoa Giang Văn Minh đi sứ(2) Trung Hoa. Khi vào yết kiến Vua Minh, Vua Minh có ý thử tài sứ thần(3) nước Việt nên ra một vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Dịch nghĩa: Cột đồng đến nay đã phủ kín rêu phong). Vế đối của Vua Minh có ý ngạo mạn, nhắc đến việc Mã Viện xưa sang xâm lược nước ta, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho dựng cột đồng khắc 6 chữ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (nghĩa là: cột đồng mà gãy thì dân Giao Chỉ diệt vong) như một lời nguyền nhân dân ta.Nghe xong, mặc dù Giang Văn Minh rất căm giận nhưng ông vẫn bình tĩnh đối lại: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (Dịch nghĩa: Sông Bạch Đằng từ ngàn xưa máu vẫn còn đỏ). Vế đối đanh thép, tỏ rõ khí phách anh hùng và lòng tự hào dân tộc, nhắc cho Vua Minh nhớ lại ba lần sông Bạch Đằng nhuốm máu quân xâm lược phương Bắc: Chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền (năm 938), chiến thắng quân Tống của Lê Đại Hành (năm 981) và chiến thắng quân Nguyên Mông của Trần Hưng Đạo (năm 1288).
Tưởng làm nhục được sứ thần nước Việt, ngờ đâu bị Giang Văn Minh làm nhục. Bất chấp luật lệ bang giao, Vua Minh đã hèn hạ sai quân lính mổ bụng ông xem “Sứ thần An Nam to gan lớn mật thế nào”.
Đọc vế đối của Thám hoa? Vế đối đó muốn nhắc Vua Minh điều gì?
Được tin Giang Văn Minh chết một cách anh dũng, Vua Lê và Chúa Trịnh vô cùng thương tiếc. Đích thân Vua đã về quê ông dự lễ an táng và tặng ông mấy chữ: “Đi sứ(3) mà chẳng làm nhục mệnh vua, xứng đáng là bậc anh hùng thiên cổ” và truy phong cho ông chức “Công bộ Tả thị lang(4), tước Vinh quận công(5)”.
Hiện nay, tại thôn Mông Phụ vẫn còn Nhà thờ Giang Văn Minh. Nhà thờ được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia năm 1989.
Nguồn ST
Sưu tầm bởi: Lang so que toi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét