Khắp cả nước, chưa thấy nơi nào tên họ của con người lại kỳ quặc như làng So, nay là xã Cộng Hoà và Tân Hoà, huyện Quốc Oai, Hà Nội: Lấy chữ lót làm họ, còn họ làm… chữ lót! Tức là tách mình ra khỏi quy tắc đặt tên họ chung của người Việt.
Đến một ngày, con cháu làng So đi học, đi làm ăn xa thì chính cái tên ấy lại đem lại cho họ hết rắc rối này đến phiền toái khác…
Phép vua không còn thua lệ làng!
Đây là lệ riêng của làng So, nhưng hỏi các cụ bô lão của làng So, cũng không biết cái kiểu đặt tên lạ đời ấy có từ bao giờ. Chỉ biết lúc sinh ra, cái tên, cái họ của mình đã được viết như thế. Sau này sinh con đẻ cái, họ cứ theo lệ của làng mà đặt tên cho con cháu mình.
Chiều hè oi ả, ghé vào thăm đình So - ngôi đình đẹp vào hạng bậc nhất xứ Đoài - gặp các cụ già tóc bạc đang chơi vui ván tổ tôm, hút thuốc lào và ngồi hóng mát, tôi được nghe kể chi tiết hơn một chút: Làng So có 34 dòng họ, trong đó chỉ có họ Giang, họ Dương, họ Nguyễn là lấy họ làm chữ đứng đầu, vì đó là các dòng họ di cư từ nơi khác đến. Còn lại nếu là dòng họ gốc ở làng So thì sẽ đặt họ vào giữa, chữ đứng đầu chỉ là chữ đệm.
Ông Vương Xuân Dưỡng, năm nay ngoài 70 tuổi, nói: “Ở đây có 5 người mang chữ “Vương” là tôi, ông Vương Đắc Võ, ông Vương Đình Hào, ông Vương Duy Thiện và ông Vương Đắc Nghĩa. Ai không biết tưởng chúng tôi là anh em một nhà. Thế nhưng thực ra chúng tôi không có anh em họ hàng gì cả đâu. 5 người 4 họ khác nhau. Họ của chúng tôi đều nằm ở giữa cả.
Người ngoài không biết còn bảo dân làng So lấy nhau lẫn lộn cơ đấy”. Ông Nguyễn Đăng Toàn- ngồi cạnh bên ông Dưỡng- bấm đầu ngón tay rồi tổng kết: “Tôi đếm ở làng tôi có 12 dòng họ khác nhau cùng chung cái chữ đệm là chữ Vương đứng đầu. Ngày xưa các cụ lấy Vương (vua) làm chữ đứng đầu để cho dòng họ mình được mang danh hoàng tộc ấy thôi mà. Vương là chữ thêm vào cho nó hay thôi mà. Vương Đắc, Vương Xuân, Vương Sỹ, Vương Đình, Vương Tri, Vương Ngọc... nhiều lắm”.
Tương tự như thế, những dòng họ có chữ Nguyễn làm đệm đứng đầu cũng không phải là ít: Nguyễn Danh, Nguyễn Doãn, Nguyễn Quế, Nguyễn Hữu, Nguyễn Khắc, Nguyễn Tiếp, Nguyễn Văn... Theo lẽ thường thì đều là họ hàng, nhưng thực ra, ở làng So, cùng một “họ” nhưng không phải là anh em.
Ở ngoài nhìn vào, người ta chỉ thấy làng So có hai dòng họ “to” là họ Vương và họ Nguyễn. Nhưng thực tế, làng So có đến 34 dòng họ, mà đa số các họ lấy hai chữ này làm chữ đệm đứng trước họ tên của mình. Chữ Vương, Nguyễn... ở đây không phải là họ mà chỉ là chữ đệm, còn họ chính là chữ thứ nhì như Đắc, Đình, Sỹ, Tri, Ngọc, Văn, Tiếp, Doãn, Quế, Danh, Hữu, Khắc...
Trong khi đó, điều kỳ lạ là con gái thì lại đặt tên có họ chính đứng đầu theo lẽ bình thường như Danh Thị A, Đắc Thị B, Văn Thị C... Tôi thắc mắc: Vì sao ở làng So đặt tên con trai thì giữ nguyên cách đặt tên theo bố là đặt họ vào giữa, còn con gái thì lại đặt họ lên đầu? Ông Dưỡng trả lời: “Sở dĩ cách đặt tên của con gái lại khác với con trai là bởi vì phận đàn bà sẽ phải “xuất giá tòng phu”, xa cha mẹ để về nhà chồng. Nếu đặt tên mà cái họ ở giữa thì lỡ có lấy chồng xa sẽ coi như là mất họ cha.
Vì thế, trước đây ở làng So, con gái sinh ra đều phải đặt họ lên đầu tiên để về sau có đi lấy chồng xứ xa thì vẫn không bao giờ bị lạc mất dòng họ của mình, vẫn đời đời nhớ đến xuất thân và nguồn cội của mình...”. Cụ Nguyễn Đăng Toàn nhấp ngụm chè tươi rồi kể: “Tôi có 3 cô con gái đều lấy tên là Đăng Thị Xuân, Đăng Thị Nhung, Đăng Thị Thìn. Trong khai sinh giấy tờ cũng là tên như thế. Thế mới là mang đúng họ bố, đặt khác mà đi lấy chồng thì mất họ”.
Phép vua không còn thua lệ làng!
Đây là lệ riêng của làng So, nhưng hỏi các cụ bô lão của làng So, cũng không biết cái kiểu đặt tên lạ đời ấy có từ bao giờ. Chỉ biết lúc sinh ra, cái tên, cái họ của mình đã được viết như thế. Sau này sinh con đẻ cái, họ cứ theo lệ của làng mà đặt tên cho con cháu mình.
Chiều hè oi ả, ghé vào thăm đình So - ngôi đình đẹp vào hạng bậc nhất xứ Đoài - gặp các cụ già tóc bạc đang chơi vui ván tổ tôm, hút thuốc lào và ngồi hóng mát, tôi được nghe kể chi tiết hơn một chút: Làng So có 34 dòng họ, trong đó chỉ có họ Giang, họ Dương, họ Nguyễn là lấy họ làm chữ đứng đầu, vì đó là các dòng họ di cư từ nơi khác đến. Còn lại nếu là dòng họ gốc ở làng So thì sẽ đặt họ vào giữa, chữ đứng đầu chỉ là chữ đệm.
Ông Vương Xuân Dưỡng, năm nay ngoài 70 tuổi, nói: “Ở đây có 5 người mang chữ “Vương” là tôi, ông Vương Đắc Võ, ông Vương Đình Hào, ông Vương Duy Thiện và ông Vương Đắc Nghĩa. Ai không biết tưởng chúng tôi là anh em một nhà. Thế nhưng thực ra chúng tôi không có anh em họ hàng gì cả đâu. 5 người 4 họ khác nhau. Họ của chúng tôi đều nằm ở giữa cả.
Người ngoài không biết còn bảo dân làng So lấy nhau lẫn lộn cơ đấy”. Ông Nguyễn Đăng Toàn- ngồi cạnh bên ông Dưỡng- bấm đầu ngón tay rồi tổng kết: “Tôi đếm ở làng tôi có 12 dòng họ khác nhau cùng chung cái chữ đệm là chữ Vương đứng đầu. Ngày xưa các cụ lấy Vương (vua) làm chữ đứng đầu để cho dòng họ mình được mang danh hoàng tộc ấy thôi mà. Vương là chữ thêm vào cho nó hay thôi mà. Vương Đắc, Vương Xuân, Vương Sỹ, Vương Đình, Vương Tri, Vương Ngọc... nhiều lắm”.
Tương tự như thế, những dòng họ có chữ Nguyễn làm đệm đứng đầu cũng không phải là ít: Nguyễn Danh, Nguyễn Doãn, Nguyễn Quế, Nguyễn Hữu, Nguyễn Khắc, Nguyễn Tiếp, Nguyễn Văn... Theo lẽ thường thì đều là họ hàng, nhưng thực ra, ở làng So, cùng một “họ” nhưng không phải là anh em.
Ở ngoài nhìn vào, người ta chỉ thấy làng So có hai dòng họ “to” là họ Vương và họ Nguyễn. Nhưng thực tế, làng So có đến 34 dòng họ, mà đa số các họ lấy hai chữ này làm chữ đệm đứng trước họ tên của mình. Chữ Vương, Nguyễn... ở đây không phải là họ mà chỉ là chữ đệm, còn họ chính là chữ thứ nhì như Đắc, Đình, Sỹ, Tri, Ngọc, Văn, Tiếp, Doãn, Quế, Danh, Hữu, Khắc...
Trong khi đó, điều kỳ lạ là con gái thì lại đặt tên có họ chính đứng đầu theo lẽ bình thường như Danh Thị A, Đắc Thị B, Văn Thị C... Tôi thắc mắc: Vì sao ở làng So đặt tên con trai thì giữ nguyên cách đặt tên theo bố là đặt họ vào giữa, còn con gái thì lại đặt họ lên đầu? Ông Dưỡng trả lời: “Sở dĩ cách đặt tên của con gái lại khác với con trai là bởi vì phận đàn bà sẽ phải “xuất giá tòng phu”, xa cha mẹ để về nhà chồng. Nếu đặt tên mà cái họ ở giữa thì lỡ có lấy chồng xa sẽ coi như là mất họ cha.
Vì thế, trước đây ở làng So, con gái sinh ra đều phải đặt họ lên đầu tiên để về sau có đi lấy chồng xứ xa thì vẫn không bao giờ bị lạc mất dòng họ của mình, vẫn đời đời nhớ đến xuất thân và nguồn cội của mình...”. Cụ Nguyễn Đăng Toàn nhấp ngụm chè tươi rồi kể: “Tôi có 3 cô con gái đều lấy tên là Đăng Thị Xuân, Đăng Thị Nhung, Đăng Thị Thìn. Trong khai sinh giấy tờ cũng là tên như thế. Thế mới là mang đúng họ bố, đặt khác mà đi lấy chồng thì mất họ”.
“Con gái làng tôi sẽ mất họ cha”
Ông thủ từ làng So tên là Nguyễn Danh Hữu, năm nay 73 tuổi, có đủ cả con trai lẫn con gái. Ông Hữu và các chị em của ông đều được bố mẹ đặt tên theo tục lệ của làng và dòng họ. Ông Hữu là “đinh” trong nhà, họ Danh phải đứng ở giữa. Chữ Nguyễn đứng đầu chỉ là cái tên đệm, không đáng được nói đến. Tên chị em gái của ông thì bỏ chữ Nguyễn đi, lấy họ Danh làm đầu.
Bà Danh Thị Xoè, Danh Thị Nỏ lấy chồng làng, lại không đi làm ăn xa nên việc không mang họ giống của bố xem chừng cũng chẳng ảnh hưởng gì. Như thế là rất đúng về lệ làng, nhưng xét về mặt luật pháp quy định thì ông Hữu và những người chị của ông không cùng một họ.
Đến đời ông Hữu, cái tục lệ ở làng So vẫn được duy trì. Thế nhưng, khi ông Hữu đi bộ đội rồi công tác ở các tỉnh ngoài, ông mới nhận ra cái tục lệ đẹp đẽ ở quê mình lại có phần oái oăm và khác lạ. Nhất là đến khi ông có một cô con gái, ông nghĩ, nếu trong giấy tờ văn bản theo quy định của pháp luật, con gái mình lại không mang họ giống cha thì ai người ta công nhận nó nữa. Thế là ông đành ngậm ngùi bỏ lệ làng đi mà đặt tên con là Nguyễn Thị Hồng Lê.
Ông thở dài: “Thế là con gái tôi mất họ cha đấy. Có họ Danh không theo lại phải theo họ của người khác”. Đứng về phía quy định của luật pháp nhà nước thì ông Hữu rất đúng, rất tiến bộ. Và sau này, khi cô con gái Hồng Lê của ông khôn lớn, đi khắp nơi cũng không gặp phải rắc rối nào vì cái tên họ của mình cả.
Trớ trêu thay, anh Kiên, sinh năm 1982 - con út của ông Hữu - cũng lại được ông đặt tên theo “kiểu mới”, nghĩa là đặt họ lên trước tên đệm và tên. Thế nên bây giờ, trong giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu và tất cả các giấy tờ khác, anh này lại mang tên là Danh Đức Kiên chứ không mang tên Nguyễn Danh Kiên cho giống với cách đặt tên họ của 4 người anh trai của mình là Nguyễn Danh Nghị, Nguyễn Danh Định, Nguyễn Danh Việt và Nguyễn Danh Trung.
Nhà ông Hữu bỗng chốc trở thành trường hợp hy hữu nhất trong làng khi con gái thì mang họ giống cha, còn còn trai thì lại không cùng họ với cha theo cách hiểu thông thường. May mắn là việc xác minh lý lịch cũng khá đơn giản, bởi người dân làng So đi xa phải trở về làng xác minh lý lịch là chuyện như cơm bữa.
Ông Vương Xuân Dưỡng kể về sự thay đổi tục lệ của làng: “Rắc rối nhiều lắm. Hầu như gia đình nào có con cái đi học, đi làm xa là nơi khác họ đều phải về đây xác minh lý lịch. Vừa rồi là phải sửa lại họ tên hết. Các ông già như chúng tôi không có đi đâu nữa thì không sửa, còn lớp trẻ là phải sửa hết cả rồi. Nhưng lúc đặt tên lại thì con gái tôi là Xuân Thị Phương phải đặt lại là Vương Thị Xuân Phương, phải có chữ Xuân vào, không có là mất họ”.
Anh Vương Đắc Thuỷ - Chủ tịch UBND xã Cộng Hoà - tâm sự: “Trước, việc thay tên đổi họ cũng vô cùng phức tạp, phải là từ cấp tỉnh trở lên. Nhưng từ năm 2008, khi Nghị định 58 ra đời thì việc thay tên đổi họ cũng có những thuận tiện. Dưới 14 tuổi thì cấp xã có quyền cải chính hộ tịch, thay tên đổi họ. Trên 14 tuổi thì cấp huyện làm. Từ 2008 trở lại đây, xã cũng thay tên đổi họ, cải chính hộ tịch, đổi từ cái họ đệm sang cái họ đầu của bố rất là nhiều, phải đến vài trăm người.
Cũng có rất nhiều trường hợp khi đi học, đi làm xa không được chấp nhận, phải về địa phương xác minh lý lịch. Chúng tôi cũng thấy đây là việc bình thường, vì việc lấy tên họ này là từ xa xưa rồi. Nó ngấm vào máu thịt của tất cả người làng So rồi. Nó phải đến cả vài trăm, cả nghìn năm rồi. Việc bà con về đây xác nhận thì chúng tôi xác nhận ngay lập tức. Nếu bố là Vương Đình A mà con là Đình Thị B thì là cái chuyện đương nhiên rồi. Vì nó là phong tục tập quán của địa phương”.
Anh Thuỷ cho biết thêm: “Từ năm 2011, toàn bộ con gái sinh ra đều không đặt tên theo kiểu cũ của lệ làng nữa mà đặt tên giữ nguyên cách đặt tên của bố. Nhưng trong phạm vi làng xã, rắc rối lại xuất hiện khi các cô con gái của các dòng họ khác nhau lại đều mang một họ. Ví dụ dòng họ có chữ đệm đầu là Vương như họ Xuân, họ Đắc, họ Đình, họ Sỹ... đều đặt tên con gái là Vương Thị A, Vương Thị B... thì mới đúng luật. Nếu không có thêm một chữ đệm thì chắc chắn, không thể phân biệt được cô con gái đó là người của dòng họ nào...”.
Ông thủ từ làng So tên là Nguyễn Danh Hữu, năm nay 73 tuổi, có đủ cả con trai lẫn con gái. Ông Hữu và các chị em của ông đều được bố mẹ đặt tên theo tục lệ của làng và dòng họ. Ông Hữu là “đinh” trong nhà, họ Danh phải đứng ở giữa. Chữ Nguyễn đứng đầu chỉ là cái tên đệm, không đáng được nói đến. Tên chị em gái của ông thì bỏ chữ Nguyễn đi, lấy họ Danh làm đầu.
Bà Danh Thị Xoè, Danh Thị Nỏ lấy chồng làng, lại không đi làm ăn xa nên việc không mang họ giống của bố xem chừng cũng chẳng ảnh hưởng gì. Như thế là rất đúng về lệ làng, nhưng xét về mặt luật pháp quy định thì ông Hữu và những người chị của ông không cùng một họ.
Đến đời ông Hữu, cái tục lệ ở làng So vẫn được duy trì. Thế nhưng, khi ông Hữu đi bộ đội rồi công tác ở các tỉnh ngoài, ông mới nhận ra cái tục lệ đẹp đẽ ở quê mình lại có phần oái oăm và khác lạ. Nhất là đến khi ông có một cô con gái, ông nghĩ, nếu trong giấy tờ văn bản theo quy định của pháp luật, con gái mình lại không mang họ giống cha thì ai người ta công nhận nó nữa. Thế là ông đành ngậm ngùi bỏ lệ làng đi mà đặt tên con là Nguyễn Thị Hồng Lê.
Ông thở dài: “Thế là con gái tôi mất họ cha đấy. Có họ Danh không theo lại phải theo họ của người khác”. Đứng về phía quy định của luật pháp nhà nước thì ông Hữu rất đúng, rất tiến bộ. Và sau này, khi cô con gái Hồng Lê của ông khôn lớn, đi khắp nơi cũng không gặp phải rắc rối nào vì cái tên họ của mình cả.
Trớ trêu thay, anh Kiên, sinh năm 1982 - con út của ông Hữu - cũng lại được ông đặt tên theo “kiểu mới”, nghĩa là đặt họ lên trước tên đệm và tên. Thế nên bây giờ, trong giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu và tất cả các giấy tờ khác, anh này lại mang tên là Danh Đức Kiên chứ không mang tên Nguyễn Danh Kiên cho giống với cách đặt tên họ của 4 người anh trai của mình là Nguyễn Danh Nghị, Nguyễn Danh Định, Nguyễn Danh Việt và Nguyễn Danh Trung.
Nhà ông Hữu bỗng chốc trở thành trường hợp hy hữu nhất trong làng khi con gái thì mang họ giống cha, còn còn trai thì lại không cùng họ với cha theo cách hiểu thông thường. May mắn là việc xác minh lý lịch cũng khá đơn giản, bởi người dân làng So đi xa phải trở về làng xác minh lý lịch là chuyện như cơm bữa.
Ông Vương Xuân Dưỡng kể về sự thay đổi tục lệ của làng: “Rắc rối nhiều lắm. Hầu như gia đình nào có con cái đi học, đi làm xa là nơi khác họ đều phải về đây xác minh lý lịch. Vừa rồi là phải sửa lại họ tên hết. Các ông già như chúng tôi không có đi đâu nữa thì không sửa, còn lớp trẻ là phải sửa hết cả rồi. Nhưng lúc đặt tên lại thì con gái tôi là Xuân Thị Phương phải đặt lại là Vương Thị Xuân Phương, phải có chữ Xuân vào, không có là mất họ”.
Anh Vương Đắc Thuỷ - Chủ tịch UBND xã Cộng Hoà - tâm sự: “Trước, việc thay tên đổi họ cũng vô cùng phức tạp, phải là từ cấp tỉnh trở lên. Nhưng từ năm 2008, khi Nghị định 58 ra đời thì việc thay tên đổi họ cũng có những thuận tiện. Dưới 14 tuổi thì cấp xã có quyền cải chính hộ tịch, thay tên đổi họ. Trên 14 tuổi thì cấp huyện làm. Từ 2008 trở lại đây, xã cũng thay tên đổi họ, cải chính hộ tịch, đổi từ cái họ đệm sang cái họ đầu của bố rất là nhiều, phải đến vài trăm người.
Cũng có rất nhiều trường hợp khi đi học, đi làm xa không được chấp nhận, phải về địa phương xác minh lý lịch. Chúng tôi cũng thấy đây là việc bình thường, vì việc lấy tên họ này là từ xa xưa rồi. Nó ngấm vào máu thịt của tất cả người làng So rồi. Nó phải đến cả vài trăm, cả nghìn năm rồi. Việc bà con về đây xác nhận thì chúng tôi xác nhận ngay lập tức. Nếu bố là Vương Đình A mà con là Đình Thị B thì là cái chuyện đương nhiên rồi. Vì nó là phong tục tập quán của địa phương”.
Anh Thuỷ cho biết thêm: “Từ năm 2011, toàn bộ con gái sinh ra đều không đặt tên theo kiểu cũ của lệ làng nữa mà đặt tên giữ nguyên cách đặt tên của bố. Nhưng trong phạm vi làng xã, rắc rối lại xuất hiện khi các cô con gái của các dòng họ khác nhau lại đều mang một họ. Ví dụ dòng họ có chữ đệm đầu là Vương như họ Xuân, họ Đắc, họ Đình, họ Sỹ... đều đặt tên con gái là Vương Thị A, Vương Thị B... thì mới đúng luật. Nếu không có thêm một chữ đệm thì chắc chắn, không thể phân biệt được cô con gái đó là người của dòng họ nào...”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét